Tiểu sử Lê_Tư_Tề

Lê Lợi có 2 bà vợ chính, bà Thần phi Trịnh Thị Ngọc Lữ[1] và bà Hiền phi Phạm Thị Ngọc Trần[2]; người vợ lẽ là bà Huệ phi Phạm Thị Nghiêu[3]. Bà phi Trịnh Thị Ngọc Lữ, người trang Bái Đê, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa sinh ra Lê Tư Tề, là con trưởng của vua Lê Thái Tổ. Bà Phạm Thị Ngọc Trần sinh ra Lê Thái Tông vào lúc mới bắt đầu khởi nghĩa Lam Sơn. Bà vợ lẽ Phạm Thị Nghiêu không có con.

Sử sách không chép Lê Tư Tề sinh ra vào năm nào, khi khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra, Lê Tư Tề đã theo cha đánh quân Minh. Sách Đại Việt thông sử nhận xét rằng:tính dũng cảm, ham giết giặc.[4]

Lê Thái Tổ lập Trần Cảo làm vua theo yêu sách của tướng nhà MinhVương Thông[Chú 1], Lê Tư Tề được phong làm Thị trung[4]. Tháng 6 năm 1427, ông được gia phong chức Tư đồ[4].

Tháng 11 năm 1427, hai đạo viện binh của nhà Minh do Liễu Thăng, Mộc Thạnh chỉ huy bị phá tan. Vương Thông chấp nhận cùng Thái Tổ giảng hoà, nhưng các viên quan người Việt theo nhà Minh là Lương Nhữ Hốt, Trần Phong khuyên Thông không nên tin theo vì sẽ bị lừa giết. Vì vậy, để đảm bảo sự tin tưởng lẫn nhau, Thái Tổ chấp nhận cùng Vương Thông trao đổi con tin. Thông cử hai tướng Sơn Thọ, Mã Kỳ sang bên quân Lam Sơn còn Thái Tổ sai ông cùng tướng Lưu Nhân Chú vào thành Đông Quan[4]. Tới tháng 12 năm 1427, Thái Tổ cùng Vương Thông làm lễ tại Hội thề Đông Quan. Thông rút quân về nước, Lê Tư Tề trở về.